3 BÀI HỌC TỪ FSOFT DÀNH CHO ANH EM IT MANG CHUÔNG ĐÁNH XỨ KĂNG-GÀ-RÙ

Việt Nam và Úc vừa nâng quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, mở ra rất nhiều cơ hội trong tương lai. Trò chuyện với nhiều anh em IT sang đây tìm kiếm đối tác, lắng nghe trăn trở của họ khiến mình nhớ đến cuộc trò chuyện cùng anh Nguyễn Thành Nam, cựu CEO FSoft về câu chuyện FSoft tiến ra thế giới cách đây 25 năm. Tất nhiên thị trường software quốc tế của 2024 sẽ rất khác với cái thời Y2K, nhưng đâu có cũng có một vài điều có thể suy ngẫm và đúc kết từ câu chuyện của FSoft, một trong những doanh nghiệp IT của Việt Nam tiên phong "Đek biết gì cũng tiến" ra thế giới thời điểm ấy.

1. Đek biết gì cũng tiến: Đây là nhan đề của quyển sách cùng tên kể lại hành trình này rất chi tiết. Các bạn quan tâm có thể tìm mua trong link dưới comment. Chữ Đek dễ tạo cảm giác phản cảm cho những độc giả khó tính về mặt ngôn ngữ, nhưng nếu đọc kỹ quyển sách, ta sẽ biết đó là cái kiểu một chút Extreme, thậm xưng, tếu táo phá phách trong DNA của dân FPT. Lõi đại ý ở đây là khi ra thế giới, sẽ có những bài toán khó, lạ hoắc từ khách hàng. Và nếu chỉ dám làm những điều mình đã biết thì sẽ mất cơ hội. Bài học của FSoft nói ngắn gọn theo kiểu đi học là: thầy giao đề khó thì cứ nhận, rồi về tìm cách mà giải, không ngại mình không biết, không giấu dốt, cứ thật thà + nhiệt tình để rồi “khách hàng” sẽ "dạy lại mày". Làm được deal 1 đồng với khách hàng quốc tế, thì kiến thức học được đáng giá 5 đồng. Tóm lại là dù có không biết gì đề bài khó thì vẫn cứ nhận để tìm cách giải.

2. Cách đây 25 năm, cái tên VN trên bản đồ IT thế giới gần như con số không, thứ hạng thấp lè tè nên FSoft sẽ gặp khó gấp bội. Kiểu chưa có uy tín hay thương hiệu gì mà đòi bán hàng. 2024 thì đã khác, không chỉ FPT mà nhiều Cty IT khác đã thành danh và win được rất nhiều nể trọng với thị trường quốc tế. Thương hiệu "IT từ Vn" trong mắt quốc tế đã rất khác. Đó là một thuận lợi hơn cho anh em IT hiện tại. Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà chủ quan. Có những client ở Úc vẫn chưa biết gì về “thương hiệu” này, hoặc mới chỉ nghe qua chứ chưa được thuyết phục, do đó anh em luôn phải giữ tinh thần khiêm tốn, chân thành và xây dựng uy tín, quan hệ ngay từ những khoảnh khắc tiếp xúc sơ khai và ngắn ngủi nhất. Tóm lại như ông bà ta hay nói, khi đã trust thì mọi chuyện về sau dễ dàng. Hôm qua lúc ghé thăm một winery, mình nghe Ông Allan McLean, nhà sáng lập của St. Anges, một công ty sản xuất rượu vang lâu đời tại Melbourne, nói với mình: “tao thích làm với tụi người Hoa, tụi nó bắt tay xong 1 cái, trust một cái là từ đó về sau mọi chuyện suôn sẻ”. Không biết trong lĩnh vực tech thế nào, nhưng mình đoán là người Úc họ cũng thích những đối tác chân thành và giữ chữ tín. Ai mà không thế? Xây dựng quan hệ cần sâu, chứ không nên chỉ rộng. Việc gặp gỡ tiếp xúc tại sự kiện là xã giao, sẽ luôn cần chủ động gặp gỡ riêng tư hơn, sâu sắc hơn để thể hiện sự chân thành và mong muốn được cùng nhau giải những bài toán khó. Xây dựng quan hệ khi mình chưa là gì thì cần "cho trước nhận sau".

3. Một problem dai dẳng mà nhiều bên vẫn than phiền, đó là khả năng tiếng Anh của dân IT từ Việt Nam, dù rằng bây giờ mọi thứ cũng đã cải thiện hơn xưa, nhưng đây vẫn là 1 điểm yếu lớn. Cách đây 25 năm, Fsoft khi đánh thị trường Nhật thì thậm chí 1 chữ Nhật bẻ đôi cũng không biết, tiếng Anh là còn đỡ. Giải pháp của Fsoft là gì? Đó cố gắng tuyển chỉ 1 ông Comtor (communicator) xuất sắc. Comtor, từ của dân Fsoft đặt riêng cho vị trí này, là người Messenger, là người hiểu được ngoại ngữ từ client và truyền đạt lại team nhà mình cho đúng. 10 ông dev biết ngoại ngữ có khi nghe client đưa đề bài xong 10 ông hiểu 10 cách khác nhau, thế cũng chết. Ở đây quan trọng là hiểu đúng đề bài để tìm lời giải, chứ không phải việc thành thạo một ngoại ngữ nào đó.

Thành thạo ngoại ngữ là 1 chuyện, để Team cùng hiểu đúng painpoint của client còn quan trọng hơn. Do đó chỉ cần tập trung cần 1 ông Comtor thật xịn. Ổng có hiểu chưa ra thì client chỉ cần nắm đầu ông đó tẩn cho đến khi nào hiểu thì thôi, chứ mà phải đi giải thích cho 10 ông đev thì thảm hoạ. Tóm lại, yếu ngoại ngữ thì là 1 vấn đề, nhưng nếu chưa thể cải thiện, thì cần tập trung đầu tư 1 ông Comtor thật xịn xò, để lấy đề cho đúng về cho Team dev chiến binh nó giải. Giải trúng vấn đề thì client sẽ hài lòng dù sau đó nhậu ăn mừng chốt deal thì hai bên cụng bia mà vẫn lost in translation...

(Chia sẻ từ Host Trần Quốc Khánh)

Xem thêm: Video trò chuyện của tác giả Nguyễn Thành Nam về Hành trình “Đek biết gì cũng tiến” của FSOFT tại kênh của Vietsuccess
https://www.youtube.com/watch?v=6YcRIOdNu98

Và cùng đón chờ hoạt động Leader Talk cùng tác giả Nguyễn Thành Nam tại Hà Nội để bạn đọc phản biện, thảo luận những bài học của Fsoft. Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật tại Fanpage Anbooks, các bạn cùng chờ đón nhé!

☘ Đặt mua sách tại:
https://anbooks.vn/products/dekbietgicungtien

#Anbooks #Dekbietgicungtien #NguyenThanhNam #LichsuFSoft #Khoinghiep #podcast #thequockhanhshow #Vietsuccess #Australia #IT
Quay lại blog

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận cần được phê duyệt trước khi được đăng.