Đọc thử, tải bản PDF sách tặng, và đặt trước sách bản cứng "Đek biết gì cũng tiến"

ĐI QUA NHỮNG LẰN RANH SINH TỬ
"Với chúng tôi, 1 tỷ đô không phải là con số mà là cuộc đời của chúng tôi, cả thời thanh niên, những ngày đẹp nhất, sôi nổi nhất đời tôi. Đây còn từng là ước mơ, và đã thành hiện thực", Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình mở đầu phần chia sẻ về hành trình đi ra nước ngoài của FPT với giới truyền thông.
Theo ông Bình, nếu như trước đây, FPT luôn phải chủ động đi tìm đối tác, khách hàng thì nay rất nhiều khách hàng, đối tác lớn lại chủ động tìm đến Việt Nam và FPT. Đã đến lúc thế giới cần Việt Nam. Việt Nam đang trở thành điểm đến mới của thế giới, đã vươn lên số 2 thế giới về phần mềm, chỉ sau Ấn Độ.
Tổng giám đốc FPT Software Phạm Minh Tuấn, cho biết mốc 1 tỷ đô mang lại nhiều cảm xúc nhưng không hồi hộp bằng các mốc trước đây. Cụ thể, ở cột mốc 1 triệu đô đầu tiên là lằn ranh sinh tử. Khi đó ông Tuấn là một trong những người đầu tiên ở FPT Software đi Ấn Độ, đi Mỹ và lặng lẽ quay về. Nhiều tranh luận trong FPT lúc đó là tiếp tục làm trong nước hay ra nước ngoài? Sau đó, đạt mốc triệu đô và tin mình có thể ra nước ngoài.
Nhưng, ông Tuấn kể, thậm chí khi đạt được quy mô 1 triệu USD doanh thu, công ty vẫn đứng trước lằn ranh sinh tử - có tiếp tục theo đuổi giấc mơ xuất khẩu phần mềm hay không? FPT chỉ thực sự cất cánh khi chinh phục thành công được một trong những thị trường “khó tính” nhất là Nhật Bản từ năm 2005.
Tiếp đến là mốc 10 triệu. Và mốc 10 triệu - 100 triệu khó khăn, chỉ đi ngang vì khủng hoảng tài chính, không vượt được bẫy trung bình. Cho đến ngày sóng thần ở Nhật, FPT cam kết đồng hành cùng khách hàng, không bao giờ rời bỏ.
"Khi đạt 500 triệu đô đã mường tượng sau 3 năm đạt 1 tỷ. Đây không phải cột mốc bất ngờ. Nhưng chúng tôi không dừng ở đây. Ước nguyện là mang trí tuệ Việt Nam ra nước ngoài", theo ông Phạm Minh Tuấn.”.
Đoạn trích trên từ VnEconomy hôm nay, sau buổi họp báo công bố chiến lược phát triển của FPT 2030, diễn ra tại Hoà Lạc, Hà Nội chiều qua. Một dòng tít rất hay của VnEconomy mô tả những thời khắc thực sự là “lằn ranh” của FPT một cách vắn tắt, nhưng khi đọc “Đek biết gì cũng tiến”, câu chuyện tồn tại, trưởng thành và vững mạnh của FPT mới thật sự sống động, hấp dẫn, hồi hộp và thú vị.
Lịch sử một chặng đường từ Zero đến tỷ đô của FPT, đặc biệt là FPT Software, được mô tả tài tình, tếu táo, thẳng tuột, chân chất và chân thành, của những ông chuyên Toán, làm khoa học mà trở thành doanh nhân bất đắc dĩ.
Không hài hước, không “bựa” thì không phải FPT, anh em biên tập nói vậy. Nhưng hài hước, “bựa” mà hấp dẫn từng đoạn một, thấm thía, đi vào cốt lõi từng đoạn một, cũng chính là FPT.
“Đek biết gì cũng tiến” là một đường dẫn để bạn đọc được trải nghiệm tinh thần FPT: Tinh thần dấn thân, học hỏi, “đâm đầu vào làm” và để sự nhiệt tình, cởi mở, ham học hỏi của mình trở thành điểm mạnh, từ đó để khách hàng, đối tác, bạn bè nâng đỡ, dạy cho, rồi từ từ trưởng thành, từ từ lớn mạnh. Tiến ra nước ngoài với niềm tin Việt Nam trên vai, nuôi sống đội ngũ và đem vinh quang về cho đất nước, dù cho “Đek biết gì” nhưng mọi người đều biết rằng mình một lòng vì màu áo F và màu cờ Việt Nam.
“Đek biết gì cũng tiến” dành cho những ai có tên Việt Nam trong tim, và sẵn lòng vượt lên giới hạn của mình để lập thân, lập nghiệp.
Và nhân dịp FSOFT tròn 25 tuổi (13/1/1998), nhóm tác giả FPT tặng bản PDF của cuốn sách này cho Việt Nam.
Bạn click vào link để trải nghiệm bản online, và nhấn nút bên góc phải của bản thảo để tải bản PDF full.
Để trải nghiệm bản cứng xinh đẹp của cuốn sách này, click pre-oder nhé! Một bản cứng của một cuốn sách không thể bỏ qua.
Nhưng vẫn chưa hết. Việc sở hữu bản cứng của cuốn sách này là một “chìa khoá” để “mở cửa” vài chuyện thú vị khác, xin được “bật mí” sau.
(Link đọc sách online, tải Free PDF và oder sách giấy:
(Lưu ý: Thời hạn tải tính đến ngày 4.2.2024)
Biết ơn Nhóm tác giả FPT đã tạo điều kiện để Anbooks vinh dự được xuất bản cuốn sách này. Hẹn gặp quý bạn trong những trang sách quý, và chuỗi hoạt động sắp tới.
Ngô Phương Thảo - Sáng lập Anbooks
Quay lại blog

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận cần được phê duyệt trước khi được đăng.